Trong những năm gần đây, khoa học thần kinh đã tiến bộ đầy mạnh, mở ra nhiều hướng đi mới trong phẫu thuật điều trị u tủy sống. Dù là một nhóm bệnh lý hiếm gặp, nhưng nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, u tủy sống có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhờ vào công nghệ theo dõi điện sinh lý thần kinh trong mổ (IONM) và giám sát đường dẫn truyền vỏ não – tủy sống bằng D-wave, các bác sĩ ngày càng có nhiều “trợ thủ” tên tiến trong việc bảo vệ chức năng thần kinh của người bệnh.
TỶ LỆ MẮC BỆNH U TỦY SỐNG NHƯ THẾ NÀO?
U tủy sống chiếm khoảng 2% tổng số khối u trong cơ thể và 15% các khối u thuộc hệ thần kinh trung ương. Chúng được phân loại theo ba tiêu chí:
1. Phân loại theo vị trí giải phẫu:
a) U nội tủy: Hiếm gặp, chiếm khoảng 5-10% các trường hợp u tủy sống. Thường gặp các loại u như u màng ống nội tủy, u mỡ, u nang hoặc u nguyên bào xốp.
– U ngoài tủy: Phổ biến hơn, được chia thành:
- U ngoài tủy – dưới màng cứng: Chiếm khoảng 65-75% các trường hợp u tủy sống. Thường gặp các loại u như u màng tủy (meningioma) và u rễ thần kinh (neurinoma). Đây thường là những u lành tính, có ranh giới rõ ràng và mật độ chắc, phẫu thuật có thể lấy được toàn bộ khối u, ít gây tổn thương tủy và rễ thần kinh.
- U ngoài tủy – ngoài màng cứng: Chiếm khoảng 15-25% các trường hợp u tủy sống. Thường gặp các loại u như u di căn, u máu hoặc u xương.
2. Phân loại theo vị trí cột sống:
Vùng cột sống cổ: Chiếm dưới 25% các trường hợp, thường gặp dạng u nội tủy.
Vùng cột sống ngực: Chiếm trên 65% các trường hợp.
Vùng cột sống thắt lưng – xương cùng: Chiếm khoảng 15-25% các trường hợp, thường gặp dạng u rễ thần kinh.
3. Phân loại theo nguồn gốc tổ chức học:
U màng tủy (Meningioma): Chiếm khoảng 15-25% các trường hợp u tủy sống nguyên phát.
U rễ thần kinh (Neurinoma): Chiếm khoảng 30-50% các trường hợp u tủy sống nguyên phát.
D-WAVE (DIRECT WAVE – SÓNG TRỰC TIẾP) CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG PHẪU THUẬT?
- IONM (Intraoperative Neurophysiological Monitoring) giúp theo dõi liên tục hoạt động sinh lý thần kinh trong mổ, giúp bác sĩ phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ tổn thương.
- D – Wave được tạo ra do sự kích hoạt trực tiếp các đường dẫn truyền xuống đi từ vỏ não vận động. Theo dõi D-wave cho phép đánh giá trạng thái nguyên vẹn của bó vỏ gai ngay trong lúc mổ. Nếu D-wave còn nguyên vẹn, bệnh nhân có khả năng hồi phục vận động cao dù MEP (Motor Evoked Potential) có thể giảm hoặc mất tạm thời trong cuộc phẫu thuật.
Theo dõi thần kinh đa phương thức bao gồm SSEP (Somatosensory evoked potentials), MEP và D-wave có khả năng dự đoán đáng kể các biến chứng thần kinh sau phẫu thuật (p = 0.0001), với độ nhạy 85.70% và độ đặc hiệu 97%.
Tuy nhiên, D-wave có độ nhạy cao hơn đáng kể (100%) so với MEP (62.5%) và SSEP (37.5%).
Độ đặc hiệu của các phương pháp này lần lượt là:
- D-wave: 98.40%
- MEP: 97.03%
- SSEP: 93.07%
Vì vậy D-wave là phương pháp dự đoán chính xác nhất chức năng vận động trong IONM, đặc biệt trong phẫu thuật liên quan đến bó vỏ gai.
CÔNG TY VAVI – ĐỐI TÁC TIN CẬY CỦA BẠN TRONG GIÁM SÁT THẦN KINH
Vavi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ theo dõi thần kinh trong mổ (IONM) và D-wave duy nhất tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến giải pháp hỗ trợ tiên tiến, giúp bác sĩ bảo vệ tốt nhất chức năng của bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật.
TƯƠNG LAI CỦA IONM TẠI VIỆT NAM
Dù các kỹ thuật này chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, nhưng với sự phát triển của y học và những nỗ lực từ Vavi. Chúng tôi tin rằng IONM và D-wave sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn trong hầu hết các cuộc phẫu thuật thần kinh.
Hãy cùng Vavi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng điều trị và mang lại cơ hội phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân!
VAVI – Bạn đồng hành cùng ngành Y Tế!



